Quy trình làm nước mắm truyền thống

Quy trình làm nước mắm truyền thống, những giọt nước mắm thơm ngon được làm từ sự công phu và tỉ mỉ trong từng công đoạn, bạn đã biết chưa? Hãy cùng làng nghề nước mắm Nam Ô xem ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về quá trình cho ra những giọt mắm truyền thống, thơm ngon nhé!

Nước mắm truyền thống được hiểu là sản phẩm được làm hoàn toàn theo phương pháp ủ chượp thủ công. Đây là phương pháp sản xuất nước mắm của cha ông ta, được truyền từ đời này sang đời khác.

Mắm cốt được chắt từ tinh chất cá cơm và muối được ngâm dầm trong các lu, vại từ 18-24 tháng, quá trình này sẽ giúp thịt cá ngâm dầm trong muối mặn sẽ phân giải các protein từ đơn giản đến phức tạp cùng các axit amin có lợi cho sức khỏe.

Các Các axit amin này đều được tổng hợp từ những enzim có sẵn trong hệ tiêu hóa và trong thịt cá, giúp nước mắm truyền thống khi chắt cốt có vị ngọt hậu, mặn ngọt hài hòa và thật tự nhiên, nguyên chất, sạch mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của hương liệu, phụ gia hay máy móc công nghệ.

Nước mắm cốt (nguồn nguyên liệu để làm mắm) phải được chắt cốt từ cá với thành phần duy nhất chỉ cá và muối, không có sự can thiệp của bất cứ loại phụ gia, hương liệu nào. Chất lượng nước mắm ngon, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng phụ thuộc vào những yếu tố này.

Quy trình làm nước mắm truyền thống như thế nào?

Quy trình làm nước mắm truyền thống ngon trước tiên phụ thuộc vào việc chọn nguyên liệu. Bạn cần lưu ý cách chọn nguồn nguyên liệu như sau:

Cá cơm tươi sau khi đánh bắt sẽ được chọn lọc thật kỹ, sau đó đem rửa sạch, rồi đem trộn với muối biển theo tỷ lệ 3:1, tức là 3 tấn cá cơm sẽ được trộn đều với 1 tấn muối biển. Đây là công thức theo tỷ lệ pha trộn cá và muối truyền thống vô cùng hoàn hảo được cha ông ta đúc kết qua bao năm, và truyền lại cho con cháu ta.

Cá muối sau khi trộn được cho vào thùng chượp bằng gỗ. Thùng chượp được làm bằng gỗ lời bời và gia cố bằng những sợi “dây” to làm bằng cây mây rừng. Ở công đoạn đòi hỏi người làm nghề phải thật sự kiên nhẫn, khi cá và muối được ủ yếm khí trong thùng gỗ suốt từ 12-15 tháng, không đánh nát hay khuấy đảo. Trong suốt thời gian ủ, người làm nghề vẫn luôn cần mẫn kiểm tra, đánh giá chất lượng nước mắm trong từng thùng, để đảm bảo chất lượng nước mắm cốt luôn ổn định, đạt chuẩn.

Sau từ 12-15 tháng chăm sóc chượp sẽ chín, nước bổi kéo rút ra có mùi thơm nồng, trong cẩn, màu vàng rơm đến cánh gián. Những giọt nước mắm đầu tiên này được gọi là mắm nhỉ hay mắm cốt, những đợt sau gọi là mắm nhất, mắm nhì… Nước mắm cốt có thể ăn ngay hoặc pha với mắm nhất, mắm nhì để tạo ra những loại nước mắm chất lượng thấp hơn.

Với phương pháp làm mắm truyền thống kết hợp quy trình sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, một số thương hiệu nước mắm công nghiệp đã và đang gây “thương nhớ” sâu đậm trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó phải kể đến thương hiệu nước mắm Nam Ô, loại gia vị, nước chấm thường trực trong bếp của các chị em nội trợ. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới:

Làng Nghề Nước Mắm Nam Ô
Địa chỉ: P Hòa Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Hotline: 0825 268 268
​Website: www.nuocmamnamo.com

Chia sẻ: